Thứ Ba, 17 tháng 4, 2012

Truyện

+ Rừng Na Uy: mượn của anh bạn đọc cuốn truyện này vì tò mò, đọc với mong muốn bớt dốt về mấy cuốn sách thời sự nóng bỏng. Chất tính dục trong cuốn truyện này quả là đậm đặc. Một cuốn sách rất sinh viên, rất teen mà mình thì đã qua cái lứa tuổi ấy hơi lâu rồi. Sách có nhiều đoạn tả cảnh tả tình thiệt hấp dẫn. Nhưng tất cả cũng chỉ có thế. Tuổi 20 cố nhiên là đáng yêu lắm: ngây thơ, trong trắng, mơ mộng, thẳng băng. Nhưng so với cái tuổi 30 khi đầu óc trở nên much more sophisticated, tâm hồn trở nên phức tạp, vòng vèo, thế giới kinh nghiệm trở nên phong phú và xám xịt với nhiều đau thương, buồn giận, âm ĩ, đã thấm thía số phận của kiếp nhân sinh...thì cố nhiên tuổi 30 hấp dẫn hơn nhiều. Cho nên bạn nào đang ở tuổi 20 thì cố sống và đợi thêm 10 năm nữa, rồi ngồi chiêm nghiệm cuộc đời mình tất nhiên là thú vị hơn đọc một cuốn tiểu thuyết như vầy nhiều.
+ The Kreutzer Sonata: nguyên tác của Leo Toltoys, bản dịch của Trần Văn Điền, do Đất Mới xuất bản (nhan đề Khúc nhạc mê ly), hổng biết năm xuất bản. So với tác giả Rừng Na Uy, Toltoys cố nhiên thuộc về một đẳng cấp khác hẳn. Cuốn truyện thiệt hấp dẫn phi phàm, loại sách người đọc có thể đọc một mạch dễ dàng từ đầu chí cuối. Không ít lần tui phải bật cười ha hả vì những nhận xét khôi hài, lý thú của tác giả.
+ Main currents of Marxism: Sống trong chế độ cộng sản, nếu bạn không hiểu chút gì về Marxism thì thiệt đáng là một sự đáng cười mỉm chi phải không. Đành thú thực là mặc dầu coi qua hết cuốn tập 1, tui phải chịu là nó quá trừu tượng. Ráng đọc lẹ để chạy riết sang tập 2,3 coi có khá hơn chút nào không (tập 1 nhan là Founders, tập 2 the Golden age, tập 3 Breakdown).
+ Nina Simone:đang mê mẫn nghe dĩa này của cô Nina Simone.
http://www.amazon.com/Feeling-Good-The-Very-Best/dp/B000026LUP/ref=pd_sim_m_3

Thứ Tư, 4 tháng 4, 2012

Sách và... Khoe

+ "Ngài La Thập" do HT Thích Trí Quang soạn. Cuốn này được người bạn cho mượn (trên mạng chưa thấy chỗ đăng). Bạn nào thấy tên ngài La Thập lạ thì google hén.
+ Nietzsche 's philosophy: bản dịch tiếng Anh từ nguyên tác tiếng Đức của Eugen Fink. Nietzsche bao giờ cũng là một hot boy nóng bỏng, gây tranh cãi dữ dội. Cuốn sách của Fink đưa ra một lý giải toàn diện, đích đáng về triết học Nietzsche. Tiếc là đến nay vẫn chưa có một chuyên khảo sáng giá nào về Nietzsche xuất bản ở VN.
+ Main currents of Marxism: nguyên tác của Kolakowski
http://www.amazon.com/Main-Currents-Marxism-Founders-Breakdown/dp/0393060543
Bộ sách này nhìn mục lục thôi đã thấy tàn bạo. 3 tập dày cộm gần 1300 trang. Một bộ sách kinh điển không phải đã quá cũ (xuất bản hồi thập niên 70s)
+ Buddhist sects in India của Nalinaksha Dutt: tác giả này chắc hổng cần quảng cáo chi nữa.
http://www.amazon.com/Buddhist-Sects-India-Nalinaksha-Dutt/dp/8120804279/ref=sr_1_1?s=books&ie=UTF8&qid=1333547111&sr=1-1


Chờ cái headphone cả tháng trời, tablet để nằm thất nghiệp. 2 món này dạy tui 1 bài học mà tui nghĩ là 2 ẻm đã đủ để hoàn thành sứ mạng lịch sử: một ngày chỉ nên nghe vài bài nhạc, cái đầu nghĩ lung tung thì có nghe gì cũng hổng thấy hay nổi. Nghe cô Billie Holiday hát bài Gloomy Sunday thì thôi rồi má ơi muốn đi chết cho xong. Billie Holiday vốn nổi tiếng là một danh ca kỳ tài vô song, nhưng mà đây là lần đầu tiên tui nghe chăm chú nghe bài Gloomy Sunday và thán phục cô vô cùng. Đúng là danh bất hư truyền thiệt (và 1 ngày tui vẫn khôn ngoan chỉ lấy bài này nghe...1 lần thôi).

Bình mới và cây được sư cô Thích Nữ Sơ Ri Ổi Bom Măng Cụt tặng

Bàn nước mới

Đùa đòi bắt chước mua cái bình thủy tinh về bỏ đá và...rong giả...hì hì... Ở ngoài trông xinh hơn hình chụp nhá. Thiệt ra Rem được tư vấn là mua bông giả thả trông xinh hơn, nhưng kiếm hổng có bông, đành vậy. Hôm nọ đọc lời một vị Thiền sư ghi trong sách "Ngắt một cành cây là ta đã cướp đi của thiên nhiên một sanh mạng". Bởi vậy, xài hoa giả là chắc cú hơn.

Bình mới và cây được sư cô Thích Nữ Sơ Ri Ổi Bom Măng Cụt tặng

Thứ Bảy, 17 tháng 3, 2012

Shopping

+ Mua được mấy khung hình về nhà bỏ hình vô rồi rồi treo lên trông rất thích. Một tấm hình hồi tui còn nhỏ: tròn vo ngồi cười rất tươi. Một khung hình để treo giấy quy y tam bảo. Nói ra các bạn chớ cười tui quê, chẳng là mấy mươi năm nay chẳng mấy khi tui để ý khu bán đồ văn phòng trong nhà sách. Hồi tui ở quê chỉ có mấy shop trong chợ bán dăm ba món. Đã bao giờ khám phá khu đồ văn phòng của mấy nhà sách lớn đâu. Mấy tuần nay khám phá mấy tiệm sách gần nhà, hóa ra trong đó các bạn bán đồ nhiều dễ sợ. Nào là khung hình, bình hoa, bộ trà, tranh tượng, hồ dán, tấm mũ bao tập, viết, thước, hộp đựng viết. Cái mũ bao tập bây giờ làm cho việc bao tập vở tiện quá, cứ bỏ tập vào dán lại là xong. Chẳng bù với thời trước, cắt báo Liên Xô ngồi bao thấy mồ luôn (Rem có thú vui in sách và mua tấm mũ về bao ...hì hì).
Hôm nay đi nhà sách mua được mấy hộp keo sữa về dán sách, một kệ CD nhỏ trông xinh xinh. Có hơi tiếc là đã vội mua mấy khung hình không vừa ý lắm mà nhà sách này có cái trông ưng mắt hơn.
Chỉ có một điều tui thấy rất kỳ lạ là ở đây người ta gần như không bán bookmark. Tui là một fan của bookmark, thằng bạn đi xa về tặng cho một cái bookmark thì khoái lắm. Bữa nọ hỏi một em nhân viên nhà sách chỗ em có bán bookmark không. Em hỏi lại bookmark là gì làm tui ngỡ ngàng mấy giây hổng biết trả lời sao (nghĩ trong bụng: ới, bookmark là bookmark chớ gì nữa trời, nhưng không nghĩ ra tiếng Việt gọi là gì). Đành diễn tả: thì là cái để làm dấu sách ấy. Đi dăm nhà sách mới thấy mình rõ là quê, nhà sách ở SG này làm gì có bán bookmark, người ta không biết bookmark là cái chi chi là phải rồi. Quê độ thiệt.
+ Tuần rồi vì ham quá đã mua cái bàn trà Tàu. Về nhà vẫn ấm ức các bạn bán hàng dối trá. Các bạn bảo là hàng của xứ Đài, mà ghi chần dần là cái hãng bên Đại lục làm. Bàn trà trông khá đẹp, nhưng đồ Tàu thì bà con biết rồi: xài chớ hư hồi nào thì hổng biết. Hên xui (dù thiệt lòng là đồ Trà thì đồ Tàu là rất khá).
+ Sáng nay ghé nhà sách Hà Nội mua được mấy cuốn bí kiếp. Cái bệnh mua sách vô tội vạ của tui thiệt là nan y. Nhưng bộ này thì không thể không mua. Đó là bộ Kinh Trung Bộ do HT Minh Châu dịch, sách khổ lớn đẹp ơi là đẹp vừa in năm nay. Lại còn thêm một cuốn này nữa: Nghiên cứu đối chiếu Milinda vấn đạo và kinh Na tiên tỷ kheo của HT Minh Châu, cô Trần Phương Lan dịch. Một cuốn nữa tiện thể mua luôn là Việt Nam thi văn giảng luận của Hà Như Chi.
Cho dù bây giờ hổng đi làm gì, ăn rồi suốt ngày đọc sách cũng hổng thể nào đọc xong đám sách trong nhà. Đi mua thêm sách, về lý trí mà nói, thì hiển nhiên ngu rồi, nhưng cái gì ghiền rồi cũng khó bỏ thiệt.

Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2012

Đồ gốm sứ

Chiều nay ghé qua 1 tiệm bán đồ gốm sứ. Xem mê mệt, đủ thứ ấm trà, chén, ly, tách, lọ hoa, tượng, tranh ... Hỏi hủ đựng trà, có nhiều cái khá đẹp nhưng lại không ưng bụng lắm. Mà nghĩ lại cái hủ đựng trà của má tui mới bị tui tịch thu hôm qua, trông không tệ hơn những cái ở đây nên thôi.
Cái bộ bình nghe má tui nói là hồi xưa mua đồ của Nhật, giá hơn 1 chỉ vàng hồi đó. Mấy mươi năm nay tui cứ tưởng là dùng để đựng rượu để nhậu, hôm qua mới biết là bình trà (bình gì mà to tổ chảng).
Cái shop ghé hồi nhiều đồ mê ly luôn. Chủ shop là một bà cụ. Nghe khen quán bà có nhiều đồ đẹp quá, thấy bà cụ rất vui và bảo gặp khách như cậu tui cũng thấy vui lắm. Nghe nói tui có một chiếc ấm tử sa, bà tò mò hỏi uống trà có ngon hơn không làm tui thấy hơi mắc cười. Vì ấm tử sa thiệt ra chỉ đẹp hơn thôi, lâu ngày nó càng bóng lên. Cái ấm mắc là vì bên trong được nắn rất khéo (tiệm bà cũng có nhiều ấm bán bạc triệu nhưng nội thất bên trong chưa phải là nhức nhối, nhìn là ghiền).
Lựa hai ba lượt mới lựa được một cái tô, định bụng mua về để làm tô rửa bình trà. Ráng mua cái tô cho bự, về nhà cũng không thoát: cái bình bự quá cỡ. Thế là đành xin má một cái tô canh thiệt lớn làm tô rữa trà...hí hí....Chớ cái bình ngoại hàng cỡ đó thì vô phương kiếm ra tô cho vừa. Vậy là bình trà của mình có thêm được một cái tô mới, để vừa bon...hì hì...đúng là vô tình lượm được bí kiếp (vì cái tô cũ miệng nhỏ nhét vô hổng vừa).Cái tô này có nước men nhìn rất ngộ nghĩnh, nhìn cứ như cái tô bị ai đó vừa vứt đi. Về nhà má hỏi mua bao tiền, chỉ nói nữa giá mà còn bị...chê mắc, bảo rằng tô trong siêu thị còn đẹp hơn (bó tay.com). Quê luôn, hổng thèm nói gì nữa.
Mới phát hiện ra một chỗ bàn đồ trà, mai phải đi coi thử...hì hì...Chỗ này có bán cả ống ngửi và tách, hủ đựng trà, đồ lược trà, bàn trà, chén tống. Nhìn bộ đồ trà vá víu của mình thiệt thảm thương, hổng thằng nào giống thằng nào. Đau cái là mấy đứa mua gần đây lại không có thằng nào thấy vừa bụng, chỉ miễn cưỡng cực chẳng đã mua cho có.
Chiều nay thấy một bộ ấm tím, hì hì....đang tính vài hôm nữa trở lại coi sao. Thú thiệt là tui đã có luôn ấm sơ cua để mấy năm nay chưa lột vỏ. Chẳng là ngày xưa khi đi về Sài Gòn cứ nom nớp lo sợ cái ấm mà bể thì chẳng biết mua đâu, bèn mua một bộ sơ cua. Giờ mới biết là thừa, đồ ở đây bán đầy (có điều đồ đẹp thì chưa thấy).

Thứ Ba, 21 tháng 2, 2012

photo


Sáng nghe chuông, chiều về nghe chuông

Trúc xinh trúc đứng bờ rào
Hôm qua có idea sáng chói tìm được kệ sách mới là...2 tấm tường ở cầu thang nhà tui...hehe. Tối về rinh sách tới khuya dời tới dời lui.


Kệ sách mới

Kệ sách mới

here they are: có những em đã đi theo tui nhiều năm và bà con đã biết mặt. Có lần ở chung nhà với 1 couple, nữa khuya 2 ảnh chỉ gây lộn đập đồ ngoài phòng khách. Tui nằm im thinh thích trong phòng chỉ hồi hộp: mèn ơi, nó mà vui tay đập luôn cái bình của mình thì...huhuhu.


my corner:góc học tập

Bãi Bụt ở Đà Nẵng

Thứ Sáu, 17 tháng 2, 2012

niềm vui shopping

Bữa nọ ghé cửa hàng mây tre lá mua được nhiều thứ đến giờ vẫn còn hí hửng. Trước hết là cái chuông gió tre, đem về treo lên trước cửa, gió kêu nghe rất vui tai. Hồi nhiều năm trước tui cũng có 1 cái bằng kim loại, treo trong phòng ký túc xá đại học, lúc dọn ra lại quên lấy, mấy năm sau ra đi làm ngang vẫn còn thấy ông kỵ còn nằm lủng lẳng trên đó. Vui vui (bao nhiêu đời SV mà các bạn chả bạn nào thèm nỡ quăng). Thứ hai là mua được cái chắn sách bằng gỗ. Cái này là do đi chùa thấy quý vị giảng sư có nên ham. Thiệt ra tui đã có 1 cái bằng kim loại,cái này có đồ chặn sách lại khi mở ra nhưng lại không đẹp (cái này mí bạn tới nhà sách lớn chỗ bán dụng cụ học trò là có bán, cái sau thì mua ở shop đối diện bên kia đường chùa Vĩnh Nghiêm).
Cửa hàng mây tre lá bán nhiều món nhỏ nhỏ như hộp, giỏ rất xinh, mua về dùng rất tiện lợi. Thú thực là tui rất thích ngăn nắp nhưng vốn…không biết làm sao…hì hì…Mua 4,5 món về là tha hồ để đồ gọn gàng (và gọn gàng sẽ làm người ta thấy…vui vẻ). Một món khác là chén tống, dù thú thiệt mua rồi mà vẫn chưa vừa ý. Ở SG khó mua đồ trà, chỉ có vài tiệm nhập đồ Tàu về bán, nhưng lại không có hàng đẹp, nắn rất thô xấu, men thì nhìn hỡi ôi…huhu….Có điều phải nói là VN bây giờ tiến bộ, có làm bộ bình trà đất. Mua một bộ để trong phòng khách coi cũng tạm ( mua thêm đủ thứ lỉnh kỉnh về chén tống, ống ngửi, bộ dụng cụ trà, đồ lược trà làm ba tui hỏi mấy thứ đó để làm gì, thế là có dịp khoe về đồ trà). Một phát hiện đặc biệt gần đây là hóa ra người ta có bán loại hộp đựng trà, vụ này mới biết. Hôm qua lặn lội vô tìm ở khu shopping gần nhà, kiếm hoài chả thấy tiệm nào, đúng là tụi internet láu cá.
Mấy hôm nay mua được cái Sony Tablet, lại phải mất thời gian mua cho ỵ bộ đồ, đồ bảo vệ (rồi thêm headphone chưa kiếm ra…ặc ặc). Chưa thấy tác dụng, chỉ mua vì khoái cái tablet thiết kế giống…cuốn sách. Nói thiệt, tui chưa bao giờ là friend của mấy hàng điện tử, stupid device kiểu như điện thoại, máy tính, máy đọc sách, TV v.v. Don’t ask me what is an Iphone. Mấy device kiểu đó chỉ làm bạn thêm stupid (và ai đó gọi bằng cái tên rất vui là…smart phone (cho stupid users?!). Có một lần nghe một cô học trò bảo dân Việt Nam rất mê công nghệ. Tui bèn phải correct her là “ họ mê đồ công nghệ và thụ hưởng thú vui vật chất” (chớ đâu có biết công nghệ là cái gì).

Chủ Nhật, 12 tháng 2, 2012

Đầu năm

+ Nhà thờ đức bà Paris: của Victor Hugo, bản dịch của Nhị Ca. Lâu lâu mới coi một cuốn hấp dẫn và để lại nhiều ấn tượng. Sau chuyến thăm châu Âu hồi đầu năm, về nhà cũng muốn đọc nhiều chuyện về xứ sở này, và cuốn này đáp ứng trúng nhu cầu. Cuốn này có mấy trường đoạn luận về Paris, nhà thờ, phố thị rất lý thú.
+ Đại cương Câu xá luận: bài dịch và giảng Câu xá luận của HT Thích Thiện Siêu. Mấy bộ luận của Phật giáo thiệt kinh hoàng về quy mô và độ khó. Cũng hôm nọ đã mượn Thành thật luận về đọc, nản luôn vì chữ rị rị, giấy đen thui (nhưng nguyên nhân chính làm nản lòng là khó quá).
Mà hổng ác liệt sao được khi ở bên Tàu có luôn 2 tông tên là Câu xá tông và Thành thật tông chuyên về 2 bộ luận này. Lại có Hoa Nghiêm Tông, Thiên thai tông lấy 2 bộ kinh Hoa Nghiêm, Pháp Hoa làm chủ, Tam luận tông thì lấy 3 bộ luận làm chủ (mấy bộ này đọc vô cũng thấy mù mịt). Trong bản dịch tiếng Anh bộ Câu xá luận có nhắc chuyện truyền thống bên Nhật Bản rằng học trò mới vô nhập môn phải học 8 năm Câu xá luận ! Hỏi một người quen của Rem mới được cho hay ở VN phải lên tới trình độ cao cấp Phật học mới học tới Câu xá hay Thành thật luận (cũng chỉ học đoạn trích).
+ Luận đại trí độ: bản dịch của HT Thích Thiện Siêu. Bộ này cũng chỉ mới lem nhem cuốn tập 1 (hơn 800 trang mà bộ này tới 5 tập). Bộ luận này nổi tiếng là một bộ Bách khoa thư của Đại thừa (cũng như Thanh tịnh đạo luận nổi tiếng là bách khoa thư của Thượng tọa bộ, Đại tỳ bà sa của Hữu bộ (mà bộ Câu xá được coi như là “rút gọn” của bộ Đại tỳ bà sa!).
Sau một thời gian đua đòi học Phật mới hay cái định kiến cho rằng người Việt làm biếng hổng chịu dịch sách chi thiệt có phần sai lầm nặng nề (vì cứ chăm chú vào giới báo chí, trí thức, đại học của VN nên tưởng bở). Thiệt là ngu dại. Bữa nọ đến chơi nhà thầy với bạn, cũng thấy hình như họ cũng tưởng lầm như vậy. Nghe bàn đạo thấy cũng “nghe vậy thấy vậy”, nghe rồi thôi cũng hổng vướng mắc buồn vui chi, cũng chẳng ham hố cải chính. Ngộ vậy ấy chớ. Thú thiệt việc học Phật hổng ít lần làm tui nản chí vì thấy mê mờ hổng đến đâu (ai học chắc cũng thấy vậy là bình thường quá, tín tâm lúc lên lúc xuống, bởi vậy mới có cầu Bồ đề tâm tăng trưởng chớ phải hông). Vậy mà có khi “đụng chạm” mới phấn khởi “á, việc học không không tưởng hổng đi đến đâu coi vậy chớ cũng có tác dụng đó chứ ”.
Đầu năm nay đi nghe thời khai pháp của các vị Giáo thọ về nhà rất phấn khởi, vui mừng. Buổi đầu tiên đi nghe vậy là ngon rồi. Thiệt tình tui có cái bịnh nặng nề lắm, khả năng nghe rất kém dù là nghe quý vị sư giảng. Ít có chịu “bình thường tâm” nghe giảng, lúc thì ngủ gục, lúc bỏ đi ra ngoài đọc sách. Năm nay đầu năm lên ngồi hàng đầu đàng hoàng, ngoan ngoãn nghe hết thời pháp và thấy hoan hỷ, phấn khởi (hì hì…như vậy là tiến bộ ngon lành rồi, nguyện mong năm nay được tinh tấn). Ngày khai pháp đầu năm nay rất đông vui. Gặp lại quý “đạo hữu” thiệt thấy hoan hỷ thay. “ Ăn cơm có canh, tu hành có bạn”: tình hình lúc này rất tình hình (thiệt sự là lâu rồi hổng đi chùa là lại…tình hình ngay) nên chuyện thường xuyên gặp bạn hiền thiệt quý làm sao.
Nghe thầy giảng bữa nay có mấy điều hữu ích với mình làm sao:
- Ai cũng nên có bạn: đại khái Thầy khuyên ai già đi nữa thì cũng nên có bạn, đi thăm bạn, trò chuyện với bạn…bằng không thì dễ bị điên lắm. Hí hí…đúng thiệt.
- Biết đủ: bớt ham hố, hài lòng với những gì mình có. Vụ này nghe hoài mà làm mãi không trôi. Chẳng hạn tui có bịnh ghiền mua sách, rãnh phải ghé nhà sách, ghé rồi phải mua cuốn gì đó dù sách Việt giờ cũng hiếm ra sách hay đáng mua. Kệ, sách dở cũng chơi luôn, hổng ấy ngứa ngáy khó chịu. Cái này đúng thiệt là trọng bệnh ghiền. Ghiền xì ke, ma túy còn có lúc bỏ được, ghiền vụ này coi bộ hết thuốc.

Thứ Sáu, 27 tháng 1, 2012

Tết

Tết ở quê đông vui hơn tết SG, SG vắng tanh, nhiều người về quê, số còn lại đóng cửa nằm trong nhà cho ngộp chơi, quán cafe đóng cửa, tiệm sách hổng bán. Về quê ăn tết vui hơn hẳn. Hai năm rồi tui không về quê ăn tết, phố xá bây giờ đông đúc quá, nhiều cửa hàng mọc lên, nhiều nhà sửa sang lại, đường nâng cao lên. Thay đổi nhiều đến độ mất luôn khả năng định vị hổng biết mình đang đi đến khúc nào mặc dầu đường thì vẫn như cũ. Nhìn kỹ lại thì căn nhà đó cũng là chủ đó, vẫn làm cái nghề đó.Tóm lại, phố xá thì bộ xương vẫn còn, da thịt thì giờ đổi thay.
Dạo trước tết đi thăm 2 chùa là chùa Giác Lâm với Vĩnh Nghiêm. Chùa Giác Lâm nhân vì đọc trong sách thấy ghi là một trong những ngôi chùa xưa nhứt ở SG, hồi đời xưa Nguyễn Ánh trốn Tây Sơn trong SG này là trốn trong mấy ngôi chùa ấy. Thành ra anh chàng sau này lập được đại nghiệp bèn sắc phong xứng đáng cho mấy ngôi chùa từng có công cưu mang mình. Ngày nay chùa Giác Lâm được công nhận là di tích quốc gia. Thêm một cái việc nữa là hàng ngày đi làm tôi vẫn qua lại ngôi chùa này. Ấy vậy, khi đi hớn hở khi về buồn thiu. Như bao di tích quốc gia khác, chùa này có đông đảo đội ngũ kinh doanh đủ thứ, tạp nham đến buồn nản. Còn chùa thì cũng bày chuyện cúng sao, đốt nhang cúng luôn cho ... cây.
Chùa Vĩnh Nghiêm vốn là ngôi chùa nổi tiếng bậc nhứt ở SG này, khi có mấy đứa đồng nghiệp bên Đức hỏi ở SG nên viếng những đâu thì tui bèn giới thiệu là nên đến Vĩnh Nghiêm. Giới thiệu sảng vậy ấy chứ tui đã bao giờ đến chùa này đâu. Đến rồi thì tui cũng thấy buồn, buồn cái vụ cúng trăng cúng sao. Thật chưa bao giờ tưởng tượng được một nơi vốn ngỡ như có nhiều người đầu óc sáng sủa lại còn để cho làm cái trò này.
Thấy vụ cúng kiến này rồi lại thêm căm giận mấy đứa ba Tàu, cái tụi đã để lại tệ mê tín nặng nề cho xứ này. Cái nọc độc "văn hóa" ấy ngàn năm cũng chưa phai ("văn hóa" tất nhiên phải cho vô dấu nháy vì văn hóa thì làm gì có độc hại, vụ dùng từ kiểu này e rằng chỉ thấy ở chế độ cộng sản ở VN).
Sáng nay dậy sớm uống cốc cafe, nghe nhạc cho thoải mái tinh thần.

Thứ Bảy, 14 tháng 1, 2012

Thương về miền Trung

Mấy tháng trước nhờ duyên lành, Rem được đi ra Quãng Trị, về ghé Huế, Đà Nẵng, Nha Trang. Mỗi nơi chỉ ghé chút chút, hổng được đi tham quan chi nhiều nhưng cũng thấy mãn nguyện vì đây là lần đầu được đi qua nhiều tỉnh của Trung Việt, được tận mắt chứng kiến quê hương Trung phần nắng cháy da người, bão lũ quanh năm, khúc ruột miền Trung nhiều đau khổ. Ra Huế thăm cung điện triều Nguyễn, thấy đâu phải tệ lắm như người ta nói (tuy công tác bảo tồn so với thiên hạ đúng là kém rồi, cái đó thì thôi không nói), Nam triều có cái cung điện thế kể cũng ngon rồi.
Xe chạy ngang nhiều nơi, thấy một đằng là dân ta nghèo khổ, nhà lụp xụp hổng đủ để che mưa che nắng, một đằng là các trụ sở ủy ban bề thế, sang quá. Thầm nghĩ, bao đời này có quan nào mà thương dân, toàn là đám xôi thịt xạo ke cả thôi. Ở cố đô thì lại thấy các cơ quan ban ngành mới có nhiều trụ sở hoành tráng, sang trọng trong khi cung điện của triều Nguyễn cũ nhìn lam lũ, điêu tàn thấy thương. Cái sự đời nó là vậy đó mà. Bởi vậy, dạo này ít coi thời sự của Đài VTV để hạn chế chửi thề. Ở nhà ông già ngày nào cũng coi, Rem chỉ ngang ngó rồi đi thẳng cho nó khỏe cái lỗ miệng.

Chủ Nhật, 8 tháng 1, 2012

Sách đạo

Đại tạng kinh là một tập hợp các kinh sách đồ sộ của đạo Phật. Bộ sách này có bao nhiêu kinh, nội dung là gì là câu hỏi làm tôi thắc mắc. 100 là số tập của bộ đại tạng tiếng Việt do các vị người Việt đã dày công dịch thuật và cách đây mấy năm đã in ở Đài Loan và tặng cho mấy thư viện ở VN. Bộ Đại tạng kinh hiện đại nổi tiếng là bộ Đại Chính do Takakusu biên tập và xuất bản 2 lần vào những thập niên 1920s và 1930s. Bộ này hình như cũng có 100 tập và được người ta tham khảo rộng rãi vì tính tin cậy trong khảo chứng và uyên bác của nó.
Nghe đồn thiên hạ đang làm bộ Đại tạng bằng tiếng Anh. Tìm trên Amazon thấy có mấy quyển này của bộ BDK mà theo một báo cáo về tiến độ thì đến cuối năm 2002 đã xuất bản được 25 tập:
http://www.amazon.com/s/ref=pd_lpo_k2_dp_sr_sq_top?ie=UTF8&keywords=english%20tripitaka&index=blended&pf_rd_p=486539851&pf_rd_s=lpo-top-stripe-1&pf_rd_t=201&pf_rd_i=0962561800&pf_rd_m=ATVPDKIKX0DER&pf_rd_r=17S9KZCZXDXW53F8V6DC
May mắn mấy hôm trước Rem có thấy trên mạng cuốn sách dịch mang tên Đại tạng kinh nhập môn do Thích Viên Lý dịch. Cuốn này tóm tắt trong vòng vài đoạn văn ngắn về một kinh điển được chọn dịch trong loạt đầu tiên do tầm quan trọng của chúng. Đọc được cuốn này như đang khát gặp nước uống.
Có một cuốn khác giới thiệu kinh điển Pali được sư Giác Nguyên dịch sang tiếng Việt:
http://www.daophatngaynay.com/vn/kinh-dien/van-hoc-kd/5440-Gioi-Thieu-Van-Hoc-Kinh-Dien-Pali.html
Có 2 cuốn nữa về văn học Pali: một cuốn của Thích Tâm Minh tên là Khảo cứu văn học Pali và cuốn kia tên là Hướng dẫn đọc Tam tạng kinh điển:
http://www.sachphatgiao.com/huong-dan-doc-tam-tang-kinh-dien.html
Riêng về sách tiếng Anh thì có mấy cuốn của danh gia: History of Indian Literature 2 tập của Maurice Winternitz (tập 2 về kinh sách của đạo Phật và Kỳ Na, bản Anh dịch xuất bản 1933). Tuy nhiên diễn giải của Winternitz về văn học Phật giáo tôi nghĩ là hãy còn chỗ nông cạn không tránh khỏi của thế hệ học giả phương Tây trước khoảng 1940. Rõ ràng chỉ cần chừng hơn 100 năm học hỏi, thế hệ học giả Tây phương nữa sau thế kỷ 20 cho thấy họ đã trở thành nhà nghề trong việc học hỏi Tam tạng kinh điển. Một cuốn khác cũng đồ sộ không kém, dày cộm gần 700 trang, là cuốn của GS Bimala Churn Law nhan đề là A history of Pali Literature cũng xuất bản lần đầu năm 1933. 2 cuốn thuộc cấp nhà nghề là tập 7 trong bộ History of Indian Literature gồm 2 cuốn nhỏ: 1 cuốn về văn học Pali, một cuốn khác về văn học của Trung Quán Tông. Trình độ của cuốn sau thiệt là đáng nể. Nhân đó tui lật thử cuốn Trung Luận giảng giải của HT Thanh Từ ra đọc, đọc vài trang đã khâm phục và lấy làm thú vị làm sao. Rõ ràng kiến giải của hai nhà hoàn toàn tương đồng về lý duyên khởi. Trí tuệ của HT thật là bất khả tư nghì.