Đại tạng kinh là một tập hợp các kinh sách đồ sộ của đạo Phật. Bộ sách này có bao nhiêu kinh, nội dung là gì là câu hỏi làm tôi thắc mắc. 100 là số tập của bộ đại tạng tiếng Việt do các vị người Việt đã dày công dịch thuật và cách đây mấy năm đã in ở Đài Loan và tặng cho mấy thư viện ở VN. Bộ Đại tạng kinh hiện đại nổi tiếng là bộ Đại Chính do Takakusu biên tập và xuất bản 2 lần vào những thập niên 1920s và 1930s. Bộ này hình như cũng có 100 tập và được người ta tham khảo rộng rãi vì tính tin cậy trong khảo chứng và uyên bác của nó.
Nghe đồn thiên hạ đang làm bộ Đại tạng bằng tiếng Anh. Tìm trên Amazon thấy có mấy quyển này của bộ BDK mà theo một báo cáo về tiến độ thì đến cuối năm 2002 đã xuất bản được 25 tập:
http://www.amazon.com/s/ref=pd_lpo_k2_dp_sr_sq_top?ie=UTF8&keywords=english%20tripitaka&index=blended&pf_rd_p=486539851&pf_rd_s=lpo-top-stripe-1&pf_rd_t=201&pf_rd_i=0962561800&pf_rd_m=ATVPDKIKX0DER&pf_rd_r=17S9KZCZXDXW53F8V6DC
May mắn mấy hôm trước Rem có thấy trên mạng cuốn sách dịch mang tên Đại tạng kinh nhập môn do Thích Viên Lý dịch. Cuốn này tóm tắt trong vòng vài đoạn văn ngắn về một kinh điển được chọn dịch trong loạt đầu tiên do tầm quan trọng của chúng. Đọc được cuốn này như đang khát gặp nước uống.
Có một cuốn khác giới thiệu kinh điển Pali được sư Giác Nguyên dịch sang tiếng Việt:
http://www.daophatngaynay.com/vn/kinh-dien/van-hoc-kd/5440-Gioi-Thieu-Van-Hoc-Kinh-Dien-Pali.html
Có 2 cuốn nữa về văn học Pali: một cuốn của Thích Tâm Minh tên là Khảo cứu văn học Pali và cuốn kia tên là Hướng dẫn đọc Tam tạng kinh điển:
http://www.sachphatgiao.com/huong-dan-doc-tam-tang-kinh-dien.html
Riêng về sách tiếng Anh thì có mấy cuốn của danh gia: History of Indian Literature 2 tập của Maurice Winternitz (tập 2 về kinh sách của đạo Phật và Kỳ Na, bản Anh dịch xuất bản 1933). Tuy nhiên diễn giải của Winternitz về văn học Phật giáo tôi nghĩ là hãy còn chỗ nông cạn không tránh khỏi của thế hệ học giả phương Tây trước khoảng 1940. Rõ ràng chỉ cần chừng hơn 100 năm học hỏi, thế hệ học giả Tây phương nữa sau thế kỷ 20 cho thấy họ đã trở thành nhà nghề trong việc học hỏi Tam tạng kinh điển. Một cuốn khác cũng đồ sộ không kém, dày cộm gần 700 trang, là cuốn của GS Bimala Churn Law nhan đề là A history of Pali Literature cũng xuất bản lần đầu năm 1933. 2 cuốn thuộc cấp nhà nghề là tập 7 trong bộ History of Indian Literature gồm 2 cuốn nhỏ: 1 cuốn về văn học Pali, một cuốn khác về văn học của Trung Quán Tông. Trình độ của cuốn sau thiệt là đáng nể. Nhân đó tui lật thử cuốn Trung Luận giảng giải của HT Thanh Từ ra đọc, đọc vài trang đã khâm phục và lấy làm thú vị làm sao. Rõ ràng kiến giải của hai nhà hoàn toàn tương đồng về lý duyên khởi. Trí tuệ của HT thật là bất khả tư nghì.
hết chuyện
2 tuần trước
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét