Tết ở quê đông vui hơn tết SG, SG vắng tanh, nhiều người về quê, số còn lại đóng cửa nằm trong nhà cho ngộp chơi, quán cafe đóng cửa, tiệm sách hổng bán. Về quê ăn tết vui hơn hẳn. Hai năm rồi tui không về quê ăn tết, phố xá bây giờ đông đúc quá, nhiều cửa hàng mọc lên, nhiều nhà sửa sang lại, đường nâng cao lên. Thay đổi nhiều đến độ mất luôn khả năng định vị hổng biết mình đang đi đến khúc nào mặc dầu đường thì vẫn như cũ. Nhìn kỹ lại thì căn nhà đó cũng là chủ đó, vẫn làm cái nghề đó.Tóm lại, phố xá thì bộ xương vẫn còn, da thịt thì giờ đổi thay.
Dạo trước tết đi thăm 2 chùa là chùa Giác Lâm với Vĩnh Nghiêm. Chùa Giác Lâm nhân vì đọc trong sách thấy ghi là một trong những ngôi chùa xưa nhứt ở SG, hồi đời xưa Nguyễn Ánh trốn Tây Sơn trong SG này là trốn trong mấy ngôi chùa ấy. Thành ra anh chàng sau này lập được đại nghiệp bèn sắc phong xứng đáng cho mấy ngôi chùa từng có công cưu mang mình. Ngày nay chùa Giác Lâm được công nhận là di tích quốc gia. Thêm một cái việc nữa là hàng ngày đi làm tôi vẫn qua lại ngôi chùa này. Ấy vậy, khi đi hớn hở khi về buồn thiu. Như bao di tích quốc gia khác, chùa này có đông đảo đội ngũ kinh doanh đủ thứ, tạp nham đến buồn nản. Còn chùa thì cũng bày chuyện cúng sao, đốt nhang cúng luôn cho ... cây.
Chùa Vĩnh Nghiêm vốn là ngôi chùa nổi tiếng bậc nhứt ở SG này, khi có mấy đứa đồng nghiệp bên Đức hỏi ở SG nên viếng những đâu thì tui bèn giới thiệu là nên đến Vĩnh Nghiêm. Giới thiệu sảng vậy ấy chứ tui đã bao giờ đến chùa này đâu. Đến rồi thì tui cũng thấy buồn, buồn cái vụ cúng trăng cúng sao. Thật chưa bao giờ tưởng tượng được một nơi vốn ngỡ như có nhiều người đầu óc sáng sủa lại còn để cho làm cái trò này.
Thấy vụ cúng kiến này rồi lại thêm căm giận mấy đứa ba Tàu, cái tụi đã để lại tệ mê tín nặng nề cho xứ này. Cái nọc độc "văn hóa" ấy ngàn năm cũng chưa phai ("văn hóa" tất nhiên phải cho vô dấu nháy vì văn hóa thì làm gì có độc hại, vụ dùng từ kiểu này e rằng chỉ thấy ở chế độ cộng sản ở VN).
Sáng nay dậy sớm uống cốc cafe, nghe nhạc cho thoải mái tinh thần.
(một người) Umberto Saba
1 giờ trước
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét