Vừa coi xong cuốn này:
http://ndpr.nd.edu/news/23645-a-history-of-philosophy-in-america-1720-2000/
Hổng phải một cuốn sách có gì xuất sắc lắm, nhưng là cuốn đầu tiên tui đọc về lịch sử triết Mỹ. Chung dòng triết sử các nước phải kể đến nay đã thấy về triết Ý (2 tập dày ớn luôn), Tô cách lan, Pháp, Đức, Nga. Triết sử và tiểu sử bao giờ cũng là thể loại tui ưa thích vì là loại sách nhẹ nhàng, vui vẻ, lý thú.
Đang đọc dở mấy cuốn Anna Karenina, Tạp A Hàm. Đọc Tạp A Hàm ngán lung vì cả đoạn kinh dài phía sau chỉ khác cả đoạn kinh dài trước có mấy chữ, thôi dẹp (vụ này bà con nói phải chơi viết kiểu như vậy để dễ học thuộc lòng). Cuốn Anna ráng mua về đọc không phải vì hâm mộ cụ Toltoys mà vì nghe nói Bernard William cứ khoái đọc cuốn này tới lui (ông này còn được nhắc tới vì viết gì cũng khoái trích Nietzsche đến thành tật hết cứu).
Đọc cuốn triết Mỹ mới biết 1 chi tiết, đó là cả Peirce, James và Dewey đều vốn là môn đồ của phái Duy Tâm, sau mới nổi lên chống lại (cũng như trường hợp Russell và Moore). Bởi vậy, coi bộ hổng học phái Duy Tâm chắc là không xong (vụ Duy Tâm này đã in cả đống mà chưa có thời giờ đụng tới).
Cuốn triết Mỹ có nhắc chuyện bà bồ của Heidegger chê là hổng hiểu sao dân Mỹ lại đi khoái loại triết gia hạng hai đến từ Lục địa, ý nói đám Logical Positivism. Đàn bà thường hay nông cạn, cho dù có là dân học triết đi nữa :).
(một người) Umberto Saba
1 giờ trước
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét