Thứ Hai, 10 tháng 10, 2011

Đọc Phục sinh

Witt là người mê đọc Dos và Toltoys (Anh em Karamazov ổng đã đọc tới 12 hay 13 lần, Tội ác và hình phạt cũng đâu đó số lần). Witt bảo thời đại gần đây chỉ có 2 người viết hay về Kito giáo là Dos và Toltoys. Riêng truyện Phục sinh thì ổng bảo là hổng đọc vô.
Đọc truyện này rồi, tui chợt thấy ra do đâu mà Witt lại mê đọc 2 ông này, tuy rằng tui cũng theo chân Witt đọc khá nhiều Dos và Toltoys (Dos chắc đã đọc sạch bách các bản tiếng Việt, Totloys thì chắc còn nhiều cái chưa đọc hết). Do đâu thì ứ thèm nói để... các bạn tự thấy mới thú.
Một ngày nọ nói chuyện với anh bạn, hai anh em đại khái đồng ý với nhau: dân Việt Nam chưa thấy ai có khả năng viết tiểu thuyết, chỉ viết được truyện dài (dài vài trăm hay hàng ngàn trang tùy nhưng cũng chưa thể gọi là tiểu thuyết). Viết tiểu thuyết đòi hỏi phải thiết kế, phải có thể mô tả tâm lý nhân vật. Nhà văn VN giỏi lắm cũng chỉ biết kể chuyện là cùng. Đại khái ấn tượng là thế, mà có lẽ tự tin nói thế vì tui ít đọc văn học VN (chẳng là người ta cái gì mà hổng biết thì thường hay tự tin). Một truyện mà gần đây tui nghe thiên hạ khen là tiểu thuyết hay là Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, mừ phải thành thật với tình yêu là đọc không quá vài chục trang đã nản lòng chiến sĩ (Tuổi 20 yêu dấu của Nguyễn Huy Thiệp là tự hào là đọc hết, không khá hơn Nhưng cô gái chân dài là mấy, còn truyện ngắn của chàng này thì phải nói là tởm lợm, đọc vào mà lợm giọng, không chơi).
Vừa rồi đọc bản tiếng Việt của Phạm Thị Mến hai truyện Iliad và Odyssey. Rút ra một kết luận huề vốn: trẻ con nên đọc nhiều chuyện khơi gợi trí tưởng tượng thế này (hai cô cháu nhà tui bao giờ về nhà , tui đưa cho hai cô Nghìn lẻ một đêm, truyện cổ Grim,...thì hai nàng đều chạy tuốt luốt, chỉ mê đọc truyện tranh thôi).

+ Trả lời comment vô đây nghen vì hổng post được:
Đọc Witt dễ trôi hơn thì đọc sách commentary…hehe…Nhưng mà đó là con đường tầm bậy, muốn học hiểu cho nghiêm chỉnh thì phải học đàng hoàng, và không thể nhanh.
4 cuốn đó hổng liên quan đến Witt nhiều:
- Problems là cuốn Witt ghét vì chương thứ 14 (value of philo)
- Our knowledge: cuốn này Russell chỉ phát thảo sơ bộ, về sau Carnap khai triển toàn diện trong Logical construction of the world (cuốn này là một tác phẩm lớn có số phận bi thương).
Nên đọc thêm: Philosophical essays, Mysticism and logic (Mysticism giữa Russell và Witt là một chủ đề lý thú), Sceptical essays.
- Inquiry là một tác phẩm rất hay.
- Analysis of matter là một tác phẩm khó, muốn đọc thì phải học nhiều vật lý. bad news là chẳng giúp ích gì cho đọc Witt.
Những tác phẩm làm background để đọc Witt sơ kỳ (tức Tractatus) là mấy tác phẩm này:
- Principles of mathematics: khá khó. Đọc hổng trôi thì đọc tạm quyển giới thiệu cho độc giả phổ thông: Introduction to mathematical philosophy (nêu những điểm chính của Principia). Tác phẩm tóm lược foundations of maths hay nhất là The nature of mathematics của Max Black.
- the philosophy of logical atomism: liên quan trực tiếp nhất với Tractatus. Bản Routledge classics có lời giới thiệu công phu của David Pears.
Bài elements của Russell thì nên coi gốc của nó là cuốn Principia Ethica của Moore (và cuốn Ethics về sau). Cuốn some main problems của Moore cũng có nội dung tương tự cuốn Problems của Russell nhưng dài hơn nhiều.
Muốn đọc Russell và Witt sơ kỳ thì phải học hiểu Set theory, mathematical logic. Phần này thì... căng lắm, nếu muốn thì tui sẽ kể giùm dăm cuốn.

+ Trả lời comment:
Tui thấy bạn nói đọc cuốn Analysis of mind chớ, đâu có tưởng là cuốn analysis of matter. Yên chí.
Sách giới thiệu logic, set theory:
- hai cuốn tốt nhứt là của Patrick Suppes:Introduction to logic và Axiomatic set theory
- Naive set theory của Halmos (nghe tên đừng có tưởng dễ ăn nghen)
- Introduction to logic and methodology of the deductive science của Tarski. Mặc dù của chính Tarski nhưng khá dễ.
- Introduction to Mathematical logic, vol 1 của Alonzo Church (không có tập 2 đâu, chỉ có 1 tập): Church là thầy của Alan Turing, ổng là một trong những đại cao thủ logic đời cũ ở Mỹ (đời sau này là làn sóng của Vienna Circle). Cuốn này hổng dễ.
Quine viết khá nhiều sách logic, set theory nhưng hổng phải xuất sắc. Mấy cuốn này làm giáo trình nhiều năm ở Harvard, sau này nghe nói có một tay mới thay ổng là Warren Goldfarb cũng viết một cuốn dạy học trò ở đó là Deductive logic (hay hông hổng biết).
Bậc thầy về logic là Carnap (Feyerabend từng gọi vui là superlogician, không quá lời đâu). Nhưng sách logic của Carnap không hề dễ một chút nào (những rất đáng công học).
Ngoài ra còn có sách của Hilbert, Frege (hổng phải cực kỳ khó), loại cực kỳ khó là của Tarski, Godel và Russell (bộ Principia mà tui chưa bao giờ đọc).
Loại dễ hơn không phải do "danh gia" viết thì có rất nhiều.

4 nhận xét:

  1. Lạ nhỉ, em thấy Phục sinh đọc hay đấy chứ. Rất nhớ truyện này có một trường đoạn Tolstoi nói về 2 kiểu người có trong đoàn đi đầy cùng với Nekhliudow, một kiểu thì lí luận trước hành động sau, một kiểu thì làm ngược lại. Có đoạn độc thoại nội tâm của Nekhliudov ngay trước khi giác ngộ cách mạng cũng ấn tượng, em nhớ mang máng như là ánh sáng tràn ngập khắp chốn đô thành và chàng có nhắm mắt lại thì cũncgkhông còn kịp nữa (vì trót thấy rồi). Còn cả đoạn đối thoại với ông già dị giáo nữa. Em không hiểu sao ông Witt lại đọc ko vô. Dù thế nào thì em cũng chưa bao giờ đọc Witt.

    Có một điều đáng buồn là đến giờ không hiểu sao em vẫn chưa đọc cuốn Anna Karenina, còn cuốn CT&HB không đọc thì còn có lý do châm chước được (vì sách quá dày chẳng hạn :)).

    Trả lờiXóa
  2. CT&HB hay à, giờ đã in lại cả bản của ông Nguyễn Hiến Lê lẫn nhóm ngoài HN. Cuốn Anna tui cũng mới mon men đọc...hehe...
    Chuyện một bạn đọc như Witt chẳng hạn có khoái một cuốn truyện hay không là chuyện mò mẫn xem ra cũng thú vị (chắc có người take it seriously á, hổng có tui trong đó).
    Tui đang đọc Tự thú của Toltoys thấy khá hấp dẫn (bản dịch Đỗ Tư Nghĩa). Chưa bao giờ nghe nói Witt đọc Tự thú của Toltoys (còn Tự thú của Thánh Augustine thì ổng thuộc nằm lòng).
    Anyway, bạn ni muốn đọc Witt thì nên có 5-7 năm học Russell trước. Thực tế có vô số người nhảy thẳng vào đọc Witt mà hổng biết một chút gì về Russell.

    Trả lờiXóa
  3. Em chỉ mò ra một đoạn ngắn thế này:

    "Một lần tôi thử đọc Phục sinh nhưng đã không làm nổi. Anh thấy đấy, khi Tolstoi kể chuyện thôi thì ông ta gây ấn tượng với tôi nhiều hơn vô vàn khi ông ta diễn thuyết với độc giả. Khi ông ta quay lưng với độc giả thì ông ta có vẻ gây ấn tượng với tôi nhất...Triết học của ông với tôi dường như chân thực nhất khi nó âm ỉ trong câu chuyện."

    Về đoạn trên là em no table, vì chưa đọc cuốn nào khác của Tolstoy ngoài Phục sinh. Nhưng đoán chừng em may mắn hơn Witt, vì có lẽ nó phần nào giống như chuyện bác khuyên em nên đọc Russell trước Witt, hehe.

    Tiện đây em liệt tên số sách của Russell mà em đã đọc cho bác Rem coi qua:

    The Problems of Philosophy
    Our Knowledge of the External World
    The Analysis of Mind (mới đọc có 4 chương)
    An Inquiry into Meaning and Truth (dự định gần)

    Nếu đọc hết 4 cuốn này thì đọc đến Witt có dễ trôi hơn ko bác Rem? À, còn một số bài giảng hay tiểu luận khác của Russell mà đa phần ngăn ngắn em không kể vào như là Why I Am Not a Christian, Portraits from Memory , Elements of Ethics...

    Trả lờiXóa
  4. Cuốn Philosophical essays Mysticism and logic, và Analysis of matter em đều đã ngó qua, nhưng chưa đọc. Còn cuốn em đang xem là Analysis of mind cơ mà, hehe (thú thực em đọc cuốn này khá ngắc ngoải, vì trích dẫn nhiều kiến thức sinh học, tâm lý học của ông nọ ông kia...).

    Em cũng có ý định tìm đọc một cuốn có tính chất nền tảng về toán học, chắc là em sẽ thử kiếm đọc The nature of mathematics của Max Black. Có lẽ em thấy khó khăn nhất khi đọc các cuốn sâu sát hơn chút về chuyên môn là... sự khô khốc của chúng. Ví dụ như cùng là sách của Carnap (nhân bác nhắc tới hehe), đọc cuốn Philosophical Foundations of Physics thì em rất thích, mà nhìn một số cuốn khác như về logic và ngữ nghĩa, la liệt các kí hiệu và công thức, thì ngán ngẩm vô cùng. Chuyên môn của em không phải là toán lý, nhưng về kiến thức cơ bản em nghĩ là bản thân nắm bắt cũng tạm được. Vậy bác cứ kể giùm em dăm cuốn về set theory, mathematical logic mang tính đại cương để khi có dịp em sẽ tìm đọc. Cảm ơn bác Rem trước nhé! :)

    Trả lờiXóa